Với ý tưởng xuyên suốt về Hoa Vô Thường - Loài hoa “siêu thực” trong quan điểm triết lý của nhà Phật, biểu trưng cho tính bản nguyên trong mỗi con người : tự do, hài hòa.. Vượt ra khỏi những định kiến về giới tính, sắc tộc, màu da.. Buổi trình diễn đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả tại sự kiện, đặc biệt là khách nước ngoài.
Show diễn gây ấn tượng mạnh bởi nụ hôn đồng giới đầy tính sáng tạo ngẫu hứng của nghệ sỹ trình diễn Bùi Thanh Lê với nữ diễn viên người nước ngoài Marissa Hush.
Nụ hôn gây sốc của nghệ sĩ trình diễn Bùi Thanh Lê được cắt ra từ đoạn clip. https://www.youtube.com/watch?v=spvQG1tghhs&feature=youtu.be
Họa sĩ Trịnh Minh Tiến – Người thực hiện Body Painting cho buổi trình diễn
Body painting đã không còn là bộ môn nghệ thuật mới mẻ. Ở Viêt Nam, các nghệ sĩ từng thể nghiệm loại hình này hiện vẫn chỉ loanh quanh ở vài cái tên như Ngô Lực, Phương Vũ Mạnh, Đào Anh Khánh, Trương Tân, Bùi Công Khánh, Như Huy…Và lần này, sự kết hợp giữa đạo diễn Đào Anh Khánh, nghệ sĩ trình diễn Bùi Thanh Lê, họa sĩ Trịnh Minh Tiến - người sáng lập nên RA Foundation, nhạc sĩ Vũ Nhật Tân và các nghệ sĩ nước ngoài đã khiến khán giả cũng như khách mời tại sự kiện bất ngờ không chỉ bởi tạo hình gợi cảm, hoang dã của các nghệ sĩ mà còn bởi phần trình diễn với âm nhạc đương đại IDM (intelligent dance music) đầy ma mị
Nghệ sỹ trình diễn Bùi Thanh Lê ngồi ròng rã 6 tiếng đồng hồ để họa sĩ Trịnh Minh Tiến hoàn thành bức tranh Hoa vô thường
Nữ nghệ sỹ đầy ma mị và quyến rũ. Tạo hình của Thanh Lê khiến người xem như bị cuốn hút đến mê hoặc
Sở hữu gương mặt đẹp cùng vóc dáng gợi cảm, nghệ sỹ Thanh Lê đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người xem
Với nền tảng là Diễn viên Sân khấu – Điện ảnh, Nghệ sĩ trình diễn Bùi Thanh Lê dường như đã hoàn toàn “hóa thân” vào từng chuyển động, tiết tấu.. của Hoa Vô Thường
Nghệ sĩ trình diễn rất khác với khái niệm Diễn viên thông thường. Sự “trình diễn” ở đây mang nặng tính ý niệm.
Ở sân khấu truyền thống, tôi đặt vấn đề, và khán giả quan sát một cách thụ động. Ở nghệ thuật trình diễn, tôi đặt vấn đề và chờ đợi sự phản hồi trực tiếp của khán giả, ngay tại thời điểm đó. Điều này đòi hỏi sự dấn thân, và bản lĩnh của người nghệ sĩ trước mọi tình huống có thể xảy ra. Nụ hôn kết thúc phần trình diễn hoàn toàn không có trong kịch bản. Chúng tôi cảm nhận nhau và cảm nhận được cái kết mà khán giả mong muốn. Bạn diễn của tôi, Marissa, cô ấy gọi khoảnh khắc đó là “Magic”, chúng tôi “dẫn” khán giả, và chính khán giả “dẫn” chúng tôi tới cái kết mà họ mong muốn.
Khán giả của chúng tôi đa phần là những người bạn nước ngoài đến từ các Đại sứ quán, các tổ chức bảo trợ phát triển văn hóa nghệ thuật, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bạn bè anh em nghệ sĩ.. Khán giả đến với Nghệ thuật trình diễn không liên quan đến văn hóa hay tri thức. Chỉ là nhu cầu cảm xúc của mỗi người khác nhau, có người dễ vui dễ thỏa mãn, có những người “nặng đô” hơn, đơn giản thế thôi ah (cười)
Có ý kiến cho rằng trang phục biểu diễn của tôi quá “hở hang”, nhưng với Nghệ thuật trình diễn, bản thân cơ thể người nghệ sĩ là công cụ sáng tạo nghệ thuật. Cơ thể đó, cho dù trần trụi, nếu đủ tính nghệ thuật, đủ tính ý niệm để khán giả quên đi cái “tục”, thì tôi nghĩ, sự trần trụi đó xứng đáng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét