Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

“Người Việt trẻ không biết chừng mực khi uống bia rượu“

Rượu từ xa xưa đã trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trong đời sống của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống, rượu trước hết được dùng trong lễ nghi. Trong đời thường, mọi người cũng uống rượu, đó là khi gặp bạn chuyện trò, mừng gặp mặt hay chúc nhau khi chia tay đi xa hoặc trong những ngày hiếu hỷ.

Nói tới ý nghĩa của rượu trong đời sống của người Việt từ xưa tới nay, nhà báo - nhà văn Huy Thịnh, người đang chịu trách nhiệm một số chương trình với nội dung văn hóa gia đình, nếp sống và nghệ thuật cho rằng: "Trong quan niệm xưa, rượu là thứ không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Bởi vậy, các cụ có câu "Phi tửu bất thành lễ". Những dịp vui vẻ, tụ họp hay lễ lạt, rượu trên mâm cỗ của người Việt là thứ bắt buộc phải có. Từ đó, phong cách ẩm thực của người Việt xưa cũng dần được hình thành, mọi người sẽ uống hay nhấm vài ly rượu nhỏ rồi mới bắt đầu dùng cơm".

Tuy nhiên, ngày nay, việc uống rượu, bia đã trở thành thói quen của nhiều người. Rượu bia được uống mọi lúc, mọi nơi, từ nhà hàng sang trọng cho tới quán xá vỉa hè. Nhiều người uống không chỉ để cho vui mà uống cho tới khi say xỉn, để thể hiện bản lĩnh nên văn hóa uống rượu ngày càng biến tướng.

Những số liệu được công bố ngày 26/9 vừa qua cho thấy người Việt đang "nhậu" quá nhiều. Thực tế cũng chỉ rõ người Việt uống rượu ở khắp nơi, từ đám cưới xin, ma chay tới lễ lạt, tết nhất. Độ tuổi uống rượu đang bị trẻ hóa dần. Nếu như trước kia, chỉ có người lớn tuổi, trung niên mới uống rượu thì ngày nay, nhiều người trẻ cũng đua nhau uống nhiều, uống no để chứng tỏ khả năng.

Nhà báo Huy Thịnh nhận định rằng, người Việt trẻ thích uống rượu để thỏa mãn sự ham hố và không có xu hướng kìm giữ nên việc uống trở nên có hại.

"Việc uống rượu của người xưa khá chừng mực nên các cụ hay gọi bằng từ "nhắm rượu", có nghĩa là nhấm nháp để thấy hết cái hay của chất cay đầu vị. Còn ngày nay, sự chừng mực dường như không còn nữa. Mọi cuộc vui, chỉ nghe thấy tiếng chúc tụng nhau hay câu cửa miệng "không say không về". Thời hiện đại, công nghiệp sản xuất phát triển, người Việt không chỉ có rượu mà còn bia, và bia rượu đều nhiều đến mức thừa thãi. Việc uống rượu vì thế cũng ít tính văn hoá hơn nhiều. Bệnh tật từ đó, tiêu cực cũng từ đó!", ông chia sẻ.

Lý giải việc người Việt dễ "nhếch nhác" khi uống bia rượu, nhà báo Huy Thịnh cho biết: "Không giống như ở nước ngoài, đặc biệt là phương Tây, người Việt thể tạng nhỏ bé, lại ở xứ nóng nên uống nhiều là quá sức, dễ say xỉn. Thêm vào đó, luật lệ về việc quy định sử dụng bia rượu của nước ta còn lỏng lẻo, chưa nghiêm nên người dân được phép uống thoải mái. Đó là lý do tại sao chúng ta tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều đến như vậy".

Từ đó, ông cũng đánh giá: "Đã đến lúc Việt Nam cần chấn chỉnh, thậm chí luật hoá việc uống bia rượu để hạn chế tình trạng tiêu cực có thể xảy ra, đặc biệc là các vụ tai nạn giao thông thảm khốc hay những vấn đề xã hội, gia đình phức tạp do người uống nhiều bia rượu gây ra".

Đọc tiếp »

Đêm nhạc kỷ niệm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên

Chương trình ca nhạc “Chia sẻ và Gắn kết” nằm trong chuỗi hoạt động của báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức hàng năm; nhằm mang đến cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên một đêm giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn.

Qua đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô mong muốn các bạn sinh viên hãy luôn cố gắng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình, hôm nay và mai sau để trở thành những công dân gương mẫu, góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội trẻ đầy niềm tin, sức sống và trí tuệ, cùng chung tay xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường.

“Đêm nhạc đúng với tên gọi "Chia sẻ và Gắn kết", Báo Tuổi trẻ Thủ đô mong muốn và kỳ vọng mãi trở thành người bạn đồng hành cùng các bạn trẻ trong công tác, học tập, cống hiến, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, giàu đẹp”, bà Trần Thị Hồng Khiêm - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ về ý nghĩa của đêm ca nhạc.

Đêm ca nhạc "Chia sẻ Gắn kết" lần này có sự tham gia của nhiều ca sĩ trẻ nổi tiếng được giới trẻ yêu thích hiện nay như: Du Thiên, Đan Thùy, Min St.319…cùng các tiết mục đặc sắc của các bạn sinh viên. Chương trình hứa hẹn đem đến cho các bạn trẻ đêm ca nhạc thực sự bùng nổ.

Cũng tại đêm giao lưu âm nhạc này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao tặng hàng chục suất học bổng, 1.200 áo thanh niên tình nguyện tới các bạn sinh viên thuộc các trường cụm Đại học khu vực quận Đống Đa.

Đọc tiếp »

Sẻ chia giọt máu - Kết nối yêu thương

Tại ngày hội, đã có gần 100 lượt người tham gia hiến tặng với hơn 100 đơn vị máu. Số máu này được Bệnh viện Quân y 175 lưu trữ tại bệnh viện để góp phần vào ngân hàng máu của bệnh viện cứu chữa bệnh nhân khi cần tiếp máu cứu người.

Sẻ chia giọt máu - Kết nối yêu thương - ảnh 1Đông đảo cán bộ, công nhân viên Cty Tecapro tham gia “Sẻ chia giọt máu - Kết nối yêu thương”.

Đây là lần đầu tiên công ty Tecaprro tổ chức riêng ngày hội hiến máu tình nguyện cho cán bộ, công nhân viên để góp phần chia sẻ những giọt máu hiến tặng cho người bệnh khi cần.

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Thủ đô

Sở TT&TT Hà Nội cho biết, đây là Hội thảo về khởi nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Hà Nội. Mục đích nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia Israel trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở cấp độ vĩ mô và vi mô; đề xuất các chương trình hành động để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Đọc tiếp »

Mặt trời của bé đi gieo nụ cười

Các thành viên trong CLB Mặt trời của bé mang đến nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ có H. Ảnh: BTC.Các thành viên trong CLB Mặt trời của bé mang đến nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ có H. Ảnh: BTC.

Những ngày cuối tháng 5, CLB Mặt trời của bé tổ chức chương trình Hội trại mơ ước dành cho hơn 100 trẻ sống chung với HIV tại 5 xã nghèo thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội). Chương trình dành tặng nhiều phần quà vật chất, tổ chức nhiều trò chơi vận động như bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố… Cùng đó là buổi thảo luận về những hình thức kỳ thị, bắt nạt trong lứa tuổi học trò (bắt lau bảng, bị ném sách vở, dán giấy sau lưng) và trang bị kỹ năng ứng phó với bắt nạt học đường. Để giúp các em bớt rụt rè, các tình nguyện viên đã khích lệ các em hăng hái tham gia các trò chơi, vẽ tranh đáp án, chia sẻ về ước mơ trở thành bác sỹ, kỹ sư, kể về điều mong muốn.

Chu Thanh Tùng - Trưởng CLB Mặt trời của bé cho biết, Hội trại mơ ước là hoạt động thường niên bắt đầu từ năm 2008, dành cho các em nhỏ sống chung với HIV có hoàn cảnh khó khăn. “Chúng tôi có một slogan là Hết lòng vì trẻ em. CLB mong muốn tạo sân chơi hòa nhập cộng đồng và cung cấp kỹ năng sống cho trẻ sống chung với HIV - vốn dễ bị tổn thương và chịu nhiều sự kỳ thị, phân biệt đối xử ở trường học và ngoài xã hội. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ sống chung với HIV”, anh Tùng nói.

Anh Tùng cho biết, không chỉ thiếu sự chăm sóc, tình cảm của bố mẹ, nhiều trẻ còn thiệt thòi do sự kỳ thị, phân biệt đối xử của những người xung quanh, thậm chí cả người thân thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Đơn cử, trường hợp hai anh em song sinh Hải, Hà (có mẹ nhiễm HIV mất) sau thời gian học cấp I chỉ học hai môn Toán, Tiếng Việt và phải ngồi tách riêng với các bạn khác, đến nay cũng đã nghỉ học. “Các em là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ trở thành đối tượng bị xâm hại, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Những nguy cơ tiềm ẩn là vậy nhưng nếu có sự can thiệp thì sẽ giúp hạn chế được nhiều”, anh Tùng cho hay.

Mặt trời của bé

Chị L.T.H - người sáng lập CLB Mặt trời của bé cho biết, từ 6 thành viên ban đầu, đến nay CLB đã có 25 thành viên thường xuyên tham gia và hàng trăm tình nguyện viên. Các thành viên, tình nguyện viên đều được tập huấn kiến thức HIV, kỹ năng giao tiếp… Hoạt động của nhóm bao gồm hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em có HIV, hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần, vận động điều trị cho người có HIV và các nhóm liên quan như: Quan hệ đồng tính nam, người hành nghề mại dâm, người sử dụng ma túy... CLB cũng hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống và hỗ trợ toàn diện cho những người sống chung với HIV và cộng đồng chịu ảnh hưởng thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ, tạo việc làm, thu nhập, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử.

Chị L.T.H cho biết, hiện nay trẻ em nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng virus (ARV). Do đó, sức khỏe những trẻ em này được cải thiện đáng kể cùng với tuổi thọ của các em được kéo dài. Từ tháng 2/2016 đến nay, CLB tổ chức các lớp kỹ năng sống bao gồm 11 chuyên đề. Mỗi tháng tổ chức một buổi học theo từng chuyên đề. Bên cạnh đó, CLB thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm và tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn; xét nghiệm HIV lưu động; tập huấn “dự phòng cho phụ nữ âm tính” trang bị kiến thức về các căn bệnh lây qua đường tình dục, các câu hỏi liên quan tới HIV…

Với sự hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Care, Ngân hàng Thế giới, Quỹ lãnh đạo trẻ HIV và với những thành tích đạt được, CLB Mặt trời của bé nhận bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công tác của Hội phòng chống HIV/AIDS Hà Nội 3 năm liền; giành giải thưởng của Quỹ Ngân hàng Thế giới. Song, phần thưởng lớn nhất của các thành viên trong gia đình Mặt trời của bé là mang tới nụ cười cho những trẻ em không may có H.

Đánh giá về hoạt động của CLB Mặt trời của bé, bà Trịnh Thị Lê Trâm - Nguyên chủ tịch hội phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cho biết, hoạt động của CLB rất hiệu quả, thiết thực và có tác động sâu rộng đến cộng đồng. Chính những hoạt động hỗ trợ đã mang lại lợi ích thiết thực nhất và để cho trẻ em sống chung với HIV thấy rằng không bị lãng quên mà vẫn được chia sẻ, chấp nhận.

Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2013, Việt Nam có khoảng 457.700 trẻ đang chịu ảnh hưởng bởi HIV trong đó, ước tính số trẻ em có HIV khoảng 8.000. Phần lớn các em đều không may nhiễm HIV từ cha, mẹ hoặc có cha mẹ qua đời vì HIV/AIDS. Có những em bố qua đời do HIV rồi mẹ bỏ đi, có những em cả bố lẫn mẹ đều nhiễm HIV nặng nên phải nhờ cậy sự chăm sóc của họ hàng...

Đọc tiếp »

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo!

Bạn mũm mĩm, cận thị, mắt một mí, thậm chí là… nấm lùn đi chăng nữa thì cũng đừng tự ti mà hãy biến đó thành điểm mạnh của riêng mình. “Thấp thấp nhưng… đẳng cấp!”, “Kính cận tính cẩn thận”, “Mũm mĩm thường…bí hiểm”… và còn nhiều nhiều những dây đeo có nội dung lạc quan, nhí nhảnh như thế, tha hồ cho bạn lựa chọn làm phụ kiện để tăng chỉ số tự tin cho mình.

Ngoài ra, 3 dây đeo đang làm giới học trò săn lùng điên đảo chính là những dây có nội dung vô cùng cá tính này: “Soái ca chính là ta”, “Đẹp trai lỗi tại ai”, “Xinh gái có gì sai trái”. Một cách nghịch ngợm đáng yêu và đầy tự tin, bạn nhỉ?

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 1

Dây đeo huyền thoại: Soái ca chính là ta

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 2

Dây đeo cho các bạn nam tự tin: Đẹp trai lỗi tại ai

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 3

Và cho các bạn gái xinh đẹp: Xinh gái có gì sai trái

Bạn Hoàng Nam, học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Du cũng đã săn được 2 dây đeo đa năng Subo. Bạn hào hứng chia sẻ: “Ban đầu mình thấy một người bạn trong lớp đeo dây này và mình thích lắm. Mình hỏi thì bạn ấy bảo rằng chỉ cần mua 10 cây kem sữa chua Subo là sẽ được ngay một dây đeo đa năng cá tính. Mình đã có được 2 dây rồi nè: “Thấp thấp nhưng đẳng cấp”, và “Hai mí nhiều người để ý”. Một dây mình làm móc khóa cho cặp táp, một dây đeo cổ. Bạn bè mình thấy thế cũng rủ nhau đi săn lùng dây đeo phù hợp với cá tính của từng bạn!”

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 4Dây đeo với nội dung cực cá tính: Thấp thấp nhưng đẳng cấp
Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 5Hay dây đeo dễ thương như: Hai mí nhiều người để ý
Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 6

Ngoài đeo cổ, dây đeo còn có thể đeo trên ba lô và cặp nữa đó.

Có thể thấy, lý do khiến cơn sốt săn dây đa năng này trở nên rầm rộ không chỉ vì thiết kế đẹp mắt, có thể thay cho dây chuyền, làm phụ kiện cho balo, túi xách, mà dây đeo này còn khiến giới học trò “chao đảo” bởi những hình ảnh cùng nội dung ngộ nghĩnh trên mỗi mặt dây.

Phụ kiện làm mưa gió trong giới học trò: Dây đeo đa năng Subo! - ảnh 7
Trước đó, kem sữa chua Subo, một sản phẩm của thương hiệu quốc gia Vinamilk, khi ra mắt thị trường vào tháng 4 năm nay cũng đã “khuấy động” các căn tin học đường và các điểm bán kem Vinamilk. Giá chỉ 3.000 đồng/ cây, kem sữa chua Subo nhanh chóng trở thành món ăn vặt và tráng miệng được yêu thích nhất của học trò cả nước: Sữa chua ngon tuyệt, nay được đông thành kem. Cắn một miếng vào là cảm nhận ngay độ dẻo, mịn của sữa chua, vị chua chua ngọt ngọt cùng hương trái cây, thật đúng là “ngon tuyệt đỉnh”

Từ nay đến hết ngày 10/10/2016 (hoặc đến khi hết sản phẩm khuyến mãi), khi mua 10 cây kem sữa chua Subo, bạn sẽ đuợc tặng ngay 1 dây đeo đa năng cá tính.

Hãy sưu tập trọn bộ 10 dây đeo độc đáo để khẳng định cá tính với bạn bè từng ngày, bạn nhé!

Sản phẩm có bán tại các điểm bán kem Vinamilk, siêu thị, cửa hàng Giới Thiệu Sản Phẩm Vinamilk trên toàn quốc

Đọc tiếp »

Bóng cười, thú chơi đáng lo của nam thanh nữ tú Hà thành

Thanh niên đang chơi bóng cười Thanh niên đang chơi bóng cười

Ở các khu vực phố cổ như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Hữu Huân... dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ thở ra hít vào loại bóng được bơm khí N2O (Nitrous Oxide) - một loại khí tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ra ảo giác hoặc tràng cười sảng khoái.

Player Loading...

Bóng cười được sử dụng một cách công khai vì hiện nay chưa được coi là chất cấm, mặc dù có không ít những ghi nhận về ảnh hưởng của nó đến người sử dụng.

Bóng cười, thú chơi đáng lo của nam thanh nữ tú Hà thành - ảnh 1Thiếu nữ vừa hít vừa phê bóng cười
Đến nay, chưa có bất kì một kết luận bóng cười gây hại đến sức khỏe con người, nhưng theo một số khuyến cáo của các chuyên gia về y tế, bóng cười có thể gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch.
Đọc tiếp »